• Post category:Tư vấn

Để bảo vệ các bề mặt tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi nhanh chóng và có thể chịu được nhiệt độ cao, người ta thường sử dụng sơn chịu nhiệt .

Đối với sơn chịu nhiệt độ cao có thể chịu được nhiệt độ lên tới 250 ° C, 450 ° C và cao nhất 1200° C.

Các Tính Năng Và Ưu Điểm Sơn Chịu Nhiệt

Đây là loại sơn thích hợp cho các vật thể tiếp xúc với nhiệt độ cao, chẳng hạn như đường ống, ống xả, tấm chắn nhiệt, bếp lò, vỉ nướng và ống khói lò sưởi. Các ưu điểm khi sử dụng là:

Lợi Ích Sơn Chịu Nhiệt Mang Lại
  • Bảo vệ bề mặt vật liệu: Do sơn có thể chịu được mức nhiệt độ lên đến 1200 độ C nên giúp đồ vật có khả năng chịu nhiệt bền bỉ.
  • Tăng tính thẩm mỹ: màng sơn chắc, độ bền màu cao nên tăng tính thẩm mỹ, hạn chế tối đa sự bay màu
  • Dễ dàng thực hiện thi công.
  • Khả năng chống lại tác động từ bên ngoài tốt: chống nước, hóa chất, dầu.
  • Bề mặt màng sơn cứng: chống bị mài mòn .
  • Khả năng bám dính của sơn rất tốt.

Chi Tiết Các Bước Thi Công Sơn Chịu Nhiệt

Sơn Chịu Nhiệt 150-200 Độ C

Thi công trên bề mặt chất liệu sắt. thép, kim loại, nhôm, inox, gốm sứ,..

Bước 1: Chuẩn Bị bề Mặt

–  Bề mặt phải khô và được làm sạch bụi, dầu mỡ và loại bỏ lớp sơn cũ bị bong tróc.

–  Sau khi chúng ta đã thực hiện vệ sinh cho bề mặt thì sau đó chúng ta phải rửa lại bằng nước sạch. Đối với bề mặt kim loại tốt nhất sử dụng súng phun cát để làm sạch bề mặt một cách triệt để.

– Nếu bề mặt sắt đã có lớp sơn cũ hoặc sơn chống rỉ còn dính trên bề mặt thì phải đánh sạch trước khi chúng ta thực hiện sơn lớp sơn Epoxy chịu nhiệt lên bề mặt.

– Đối với công trình có bề mặt là bê tông thì phải thực hiện mài nhám tạo độ bám dính cho lớp sơn phủ.

Bước 2: 

Chúng ta sử dụng máy khuấy hoặc các thiết bị cầm tay chuyên dụng để khuấy đều thành phần A trong thùng sơn.

Bước 3:

Chúng ta tiến hành đổ thành phần chất đóng rắn theo đúng tỉ lệ 4 thành phần A(Thành phần sơn) và 1 thành phần B (Thành chất đóng rắn) theo quy định của nhà sản xuất đưa ra. Tiến hành khuấy đều thành một hỗn hợp đồng nhất lại với nhau trước khi thực hiện quét lên bề mặt.

=>  Có thể pha loãng thêm 5 – 10% khối lượng hai thành phần pha loảng sơn chuyên dụng là sử dụng dung môi pha loãng THINNER và khuấy đều hỗn hợp lại với nhau. (Lưu ý hỗn hợp đã pha không để quá 6h để tránh hỏng sơn và nhiệt độ phải dưới 25ºC).

Lưu ý: Lớp sơn lót và sơn phủ sẽ có cách pha giống như nhau.

 Bước 4:

Sử dụng súng phun, cọ, rulo chuyên dụng để thực hiện thi công một lớp sơn lót lên bề mặt.

 Bước 5: Sau khoảng thời gian từ 4 cho đến 6h thì lớp sơn lót sẽ khô hoàn toàn tiến hành phủ lớp sơn phủ thứ nhất.

Lợi Ích Sơn Chịu Nhiệt Mang Lại

 Bước 6: Sau khoảng thời gian 4-6h thực hiện thi công cho bề mặt thì lớp sơn lót khô hoàn toàn và chúng ta tiến hành phủ lớp sơn phủ thứ hai.

Lưu ý: Trong khoảng thời gian 3 ngày không để màng sơn chịu nhiệt sau khi đã thi công không tiếp xúc với nước và hơi ẩm.

Sơn Chịu Nhiệt 300 Độ C -> 900 Độ C

Bề mặt thi công: chất liệu sắt, thép, nhôm, gang

–  Bề mặt phải khô và được làm sạch bụi, dầu mỡ và các lớp sơn cũ trước khi chúng ta thi công sơn chịu nhiệt.

–  Sau khi vệ sinh  rửa lại bằng nước sạch, đối với bề mặt kim loại tốt nhất sử dụng súng phun cát để làm sạch bề mặt.

– Nếu bề mặt sắt đã có lớp sơn cũ hoặc sơn chống rỉ phải đánh sạch lớp sơn cũ và sơn chống rỉ trước khi sơn lớp sơn Epoxy chịu nhiệt.

– Đối với bề mặt bê tông mài nhám tạo độ bám dính cho lớp sơn phủ

Bước 2 (Thi công lớp sơn lót lên bề mặt công trình): Khuấy đều thùng sơn lót với dụng cụ khoáy sơn chuyên dụng (có thể pha thêm 5-10% dung môi tùy theo nhu cầu).

Bước 3:  Sử dụng súng phun, cọ, rulo và các dụng cụ cần thiết khác để thi công cho một lớp sơn lót.

Bước 4: Sau khoảng thời gian 6-8h thực hiện thi công thì lớp sơn lót khô hoàn toàn và chúng tiến hành thực hiện phủ lớp sơn phủ thứ nhất.

Lưu ý:

– Chỉ thi công một lớp phủ mỏng hạn chế thi công dày để mang lại hiệu quả cao.

– Trong khoảng thời gian 5 ngày sau khi thi công không được để màng sơn tiếp xúc với nước và hơi ẩm đẻ giữ độ bề cho sơn.

Sơn Chịu Nhiệt 900 độ C

–  Bề mặt phải khô và được làm sạch bụi, dầu mỡ và các lớp sơn cũ trước khi chúng ta thi công sơn chịu nhiệt.

–  Sau khi vệ sinh  rửa lại bằng nước sạch, đối với bề mặt kim loại tốt nhất sử dụng súng phun cát để làm sạch bề mặt.

– Nếu bề mặt sắt đã có lớp sơn cũ hoặc sơn chống rỉ phải đánh sạch lớp sơn cũ và sơn chống rỉ trước khi sơn lớp sơn Epoxy chịu nhiệt.

Thi công

+ Bước 1: Khuấy đều sơn trong thùng bằng dụng cụ khoáy và pha sơn chuyên dụng (có thể pha thêm 5-10% dung môi tùy theo nhu cầu của mỗi khách hàng).

+ Bước 2: Sử dụng súng phun, cọ, rulo thi công một lớp sơn  phủ lên trên bề mặt cần thi công sơn chịu nhiệt.

Chú ý

– Chỉ thi công một lớp phủ mỏng hạn chế thi công dày

– Trong khoảng thời gian 5 ngày không để màng sơn tiếp xúc với nước và hơi ẩm.

Lưu Ý Giúp Thi Công Đảm Bảo An Toàn

Sau đây mà số khuyến cáo chúng tôi dành cho bạn khi sử dụng sơn dầu chịu nhiệt phải lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:

  • Không để sơn ở gần lửa và những nơi có nhiệt độ cao: Vì sơn dầu chịu nhiệt rất dễ cháy gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Không để gần với tầm tay của trẻ em và để xa với những nơi đựng thực phẩm vì sơn rất độc hại.
  • Trong quá trình thi công hãy sử dụng đồ bảo hộ: Bao tay, kính bảo hộ, mặt nạ phòng hơi độc để tránh tác động trực tiếp với sơn…
  • Tránh để sơn bám vào da, dính vào mắt: Vì sơn gây kích ứng da, mắt, làm suy giảm thị lực. Nếu sơn dính vào da thì dùng nước và xà phòng để làm sạch. Nếu bị sơn dính vào mắt, rửa sạch và đến gặp bác sĩ ngay.
  • Không ngửi trực tiếp sơn hay để sơn vấy vào đồ ăn: Vì nó gây kích ứng mạnh đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Trường hợp nuốt phải, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Khi sơn bị đổ ra sàn: Lấy vật liệu hút sơn thích hợp hoặc dùng đất, cát cho vào chỗ sơn đổ cho ngấm hết sơn rồi thu dọn.
  • Xử lý lượng sơn thừa và thùng sơn rỗng đúng quy định: Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định môi trường địa phương. Tuyệt đối không đổ sơn thừa xuống cống, rãnh, nguồn nước.

Để biết thêm thông tin kỹ thuật sơn và được tư vấn sản phẩm, dịch vụ chi tiết. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới.                                                     

Thông Tin Liên Hệ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÍ HÀO 

Địa chỉ: 606/76/4, Quốc lộ 13, p.Hiệp Bình Phước, tp. Thủ Đức, tp. Hồ CHí Minh. 

Điện thoại: 

0903085266 

0903612226 

0903085266 

0903172226 

0903112226

Email: [email protected]

Cần Chuẩn Bị Những Gì Để Sơn Chịu Nhiệt?

Cần chuẩn bị sơn lót chịu nhiệt, sơn phủ chịu nhiệt và các dụng cụ như cọ quét sơn, con lăn hoặc súng phun có khí.

Cách Pha Sơn Chịu Nhiệt?

Pha sơn chịu nhiệt đúng như tài liệu kỹ thuật hướng dẫn là cách tốt nhất để đảm bảo lớp sơn của bạn có thể đạt hiệu quả chịu nhiệt cũng như độ bền cao nhất. Hãy sử dụng dung môi pha loãng sơn chịu nhiệt theo đúng tỉ lệ.