Hiện nay, sơn chống cháy đang được sử dụng như một phương án chống cháy tiêu biểu tại nhiều công trình. Vậy đây là loại sơn có những đặc tính gì và cơ chế hoạt động của chúng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết hôm nay của Công ty TNHH TM DV Chí Hào.
Sơn chống cháy là gì?
Sơn chống cháy là loại sơn có khả năng phòng cháy tương đối hiệu quả. Đây là phương án chống cháy được đánh giá cao bởi hiệu quả cũng như mức chi phí vô cùng tiết kiệm mà chúng mang lại.
Để sơn được phát huy toàn bộ khả năng của mình, sơn tốt nhất nên được sơn ngay trên bề mặt công trình khi bắt đầu xây dựng. Trên thực tế, sơn chống cháy được hình thành từ 1 số thành phần tiêu biểu như: Epoxy, Acrylic, Alkyd và 1 số loại hóa chất phụ gia khác.
Với tác dụng phòng cháy hiệu quả khi công trình được thi công sơn chống cháy lên bề mặt chất liệu theo công thức tiêu chuẩn. Chúng sẽ tạo lớp bảo vệ, giúp bề mặt các bộ vật liệu không bắt lửa gây hỏa hoạn.
Đồng thời, trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, lớp sơn sẽ hạn chế tối đa lửa cháy lây lan trong thời gian lực lượng cứu hỏa đến.
Có rất nhiều mức giá sơn chống cháy khác nhau cho mọi người có thể dễ dàng lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình.
Tham khảo thêm: Các Tính Năng Và Ưu Điểm Sơn Chịu Nhiệt.
Sử dụng sơn chống cháy có thực sự hiệu quả hay không?
Theo thống kê vào đầu tháng 9 năm 2019 cho thấy, cả nước có 2959 vụ cháy. Tổng thiệt hại gây ra 76 người chết, 124 người bị thương và tổng chi phí thiệt hại lên đến 1057 tỷ đồng. Đây là những con số không hề nhỏ và đặt ra yêu cầu phải có 1 phương án khắc phục tối đa những vụ cháy nổ không đáng có này.
Sơn chống cháy ra đời và nhanh chóng được áp dụng vào thi công nhiều công trình. Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích các công trình có kết cấu cột thép phải sử dụng toàn bộ loại sơn này để chống cháy.
Đây được đánh giá là giải pháp chống cháy đem lại rất nhiều hiệu quả cho người dân với những mức giá sơn chống cháy vô cùng tiết kiệm.
Đặc biệt, 1 trong số những minh chứng cụ thể cho câu hỏi thi công sơn chống cháy có thực sự hiệu quả hay không là: Khả năng tạo bức tường hạn chế ngọn lửa lây lan trên bề mặt sắt, thép của sơn.
Màng sơn càng dày, bức tường cách nhiệt tạo ra càng hiệu quả. Không những vậy, khi xảy ra cháy nổ, sơn sẽ sản sinh ra những loại khí an toàn có tác dụng hạn chế lửa.
Điều này giúp đảm bảo được kết cấu khung sắt, thép luôn dưới 400 độ C và có khả năng giữ vững được khung của công trình trong khoảng từ 2 đến 3 giờ đồng hồ.
Tham khảo thêm: Địa Chỉ Mua Sơn Chịu Nhiệt Giá Rẻ Chính Hãng Tại TPHCM.
Sơn chống cháy được sử dụng cho bề mặt nào?
Để đem lại hiệu quả cao, sản phẩm cần được sơn ngay trên bề mặt của nguyên vật liệu như: nền bê tông, gỗ, tường nhà hoặc những bề mặt có kết cấu sắt, thép,…
Đặc biệt trong quá trình xây dựng nhà có khoảng cách gần nhau, rất dễ xảy ra những vụ cháy, nổ có tính lan truyền thì việc thi công sơn chống cháy là điều vô cùng cần thiết. Cần lưu ý phòng ngừa ngay những tình huống xấu này từ khi bắt đầu thi công công trình, tránh xảy ra trường hợp xấu mới bắt đầu khắc phục hậu quả.
Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sơn khác nhau, tuy nhiên các loại sơn chống cháy này đều có khả năng chống cháy trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tiếng tùy vào chất lượng và nhu cầu công trình.
Tất cả những loại sơn này đều có cơ chế hoạt động chung như sau:
– Khi nhiệt độ đạt ngưỡng 150, các chất xúc tác sẽ tạo phản ứng với sơn và sản sinh ra Acid Phosphoric.
– Khi nhiệt độ đạt ngưỡng 300, các khí không bắt lửa được sản sinh, đồng thời tạo lên những lớp đất có dạng tổ ong có tác dụng cách nhiệt vô cùng hiệu quả.
– Khi nhiệt độ lớn hơn 500, các chất tương tự gốm được hình thành và kết hợp với các thành phần có trong màng sơn tạo ra chất cách nhiệt hiệu quả.
– Nhiệt độ tăng càng cao, lớp cách ly từ sơn sẽ được hình thành và giảm nhiệt độ trên bề mặt vật liệu.
– Khi lớp sơn chống cháy trên các nguyên vật liệu bị chảy, lớp sơn gốm sẽ được hình thành và có khả năng làm giảm nhiệt độ, chịu mài mòn và tạo thêm nhiều chất kết dính mới.
– Khi các chất kết dính mềm ra, lớp vỏ có khả năng giãn nở hơn 80 lần so với bình thường sẽ được hình thành trên bề mặt sơn khiến khí co2 không thể thoát ra được ngoài, ngăn chặn đám cháy lây lan.
Cơ chế hoạt động trên của sơn chống cháy đã ngăn chặn khả năng lây lan và truyền nhiệt của đám lửa khi tiếp xúc với bề mặt sơn. Đây chính là lý do vì sao chúng có khả năng bảo vệ được tối đa các thiết bị và tài sản không bị thiêu rụi bởi hỏa hoạn. Đồng thời hạn chế được những sự biến dạng của đồ vật do cháy nổ gây ra.
Quá trình chống cháy của những loại sơn này thậm chí có thể kéo dài 3 đến 4 tiếng tùy thuộc vào chất lượng các loại sơn chống cháy có mức độ giãn nở cao. Ở mỗi giai đoạn, lớp chống cháy sẽ phát huy được những tác dụng khác nhau nhưng đều chung 1 mục đích giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của trong hỏa hoạn.
Đơn vị Thi Công Sơn Chống Cháy của Sonchiunhiet tại:
Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình
Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
Miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long
Bài viết trên của Công ty TNHH TM DV Chí Hào đã cung cấp những thông tin cơ bản về sơn chống cháy cũng như cơ chế hoạt động của chúng. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0818 21 22 26 hoặc địa chỉ: 606/76/4 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức để được giải đáp mọi thắc mắc có liên quan. Trân trọng!